Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán như nào là đúng?

Đăng ngày: 08/11/2019 - 17:10:51 PM

Để quản lý chặt chẽ tài chính doanh nghiệp phải nắm vững được sự hình thành của giá vốn. Điều này giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. Bây giờ hãy cùng vChat tìm hiểu về vấn đề này nhé.

 

Để quản lý chặt chẽ tài chính và có cách tính giá vốn hàng bán đúng, trước hết doanh nghiệp phải nắm vững được sự hình thành của giá vốn. Điều này giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. Bây giờ hãy cùng vChat tìm hiểu về vấn đề này nhé.

 

 

 

Giá vốn hàng bán là gì?

 

Giá vốn hàng bán được hiểu đơn giản là tất cả chi phí dùng để tạo ra một sản phẩm. Giá vốn hàng bán liên quan trực tiếp đến chi phí bán hàng, giá vốn hàng xuất kho, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Sự hình thành giá vốn hàng bán trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh như sau:

  • Giá vốn của hàng hóa tại thời điểm mua hàng là số tiền thực tế phải trả cho người bán (còn gọi là trị giá mua thực tế)

  • Ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT thì giá mua thực tế là số tiền ghi trên hoá đơn không có thuế trừ đi các khoản giảm giá, hàng bán bị trả lại

  • Ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì giá mua thực tế là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế trừ đi các khoản giảm giá hàng bán,hàng bị trả lại (nếu có)

  • Trị giá vốn thực tế của hàng mua nhập kho là trị giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho

  • Trị giá vốn của hàng xuất kho là trị giá mua thực tế của hàng mua và chi phí mua phân bổ cho hàng hoá xuất kho

 

Xác định giá vốn hàng bán

 

Giá vốn hàng bán được dùng  để xác định kết quả kinh doanh. Đây là toàn bộ chi phí tạo ra sản phẩm liên quan đến quá trình bán hàng, gồm chi phí bán hàng, giá vốn hàng xuất kho, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng xuất kho để bán bao gồm  chi phí thu mua hàng đã xuất kho và trị giá mua thực tế.

Trị giá vốn hàng xuất kho để bán được tính bằng một trong những phương pháp sau:

 

a. Phương pháp giá thực tế đích danh

 

Với phương pháp này hàng hoá nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó, không quan tâm đến thời gian nhập xuất. Phương pháp này giúp phản ánh chính xác từng lô hàng xuất, người thủ kho phải nắm được chi tiết từng lô hàng. Phương pháp này thường được áp dụng với hàng hoá có giá trị cao và nhập theo lô. 

 

b. Phương pháp nhập trước, xuất trước

 

Với phương pháp này, hàng hóa nào nhập kho trước thì xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. 

 

c. Phương pháp nhập sau- xuất trước

 

Với phương pháp này, hàng hóa nhập sau được xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập.

 

d. Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền

 

Phương pháp này hàng xuất kho chưa ghi sổ, cuối tháng căn cứ vào số tồn đầu kỳ và số nhập trong kỳ kế toán để tính giá bình quân của hàng hóa, áp dụng công thức:

Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho = số lượng hàng hoá xuất kho* đơn giá thực tế bình quân

 

e. Cách tính giá vốn hàng bán thực tế theo phương pháp cân đối

 

Với phương pháp này, đầu tiên  tính trị giá thực tế của hàng còn lại cuối kỳ, sau đó dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.

 

f. Phương pháp tính theo đơn giá tồn đầu kỳ

 

Trị giá hàng xuất kho = số lượng hàng hoá xuất kho * đơn giá mua thực tế hàng tồn đầu kỳ

 

Cách tính giá vốn hàng bán

 

a. Trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trực tiếp

 

  • Khi doanh nghiệp xuất kho sản phẩm hàng hoá để bán: Nợ 632 – giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho, Có 156,155

  • Hàng hoá được bán theo phương pháp giao tay ba: Nợ 632 – giá vốn hàng bán, Nợ 133 – thuế GTGT, Có 111, 112, 331…

  • Trường hợp doanh nghiệp sản xuất hàng hoá hoàn thành nhưng không nhập kho mà bán ngay, kế toán ghi: Nợ 632 – giá vốn hàng bán, Có 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

  • Cuối kỳ, kết chuyển trị giá vốn hàng xuất kho đã bán vào bên nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ 911 – xác định kết quả kinh doanh, Có 632 – giá vốn hàng bán

 

b. Trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo phương thức gửi bán

  •  

  • Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán ghi:

    • Nợ 157 – hàng gửi bán

    • Có 155 – thành phẩm

    • Có 156 – hàng hoá

  •  

  • Trường hợp doanh nghiệp mua hàng gửi đi bán ngay không nhập kho, kế toán ghi:

    • Nợ 157 – hàng gửi bán

    • Có 331 – phải trả cho người bán

  •  

  • Căn cứ vào giấy thông báo chấp nhận thanh toán hoặc chứng từ thanh toán của khách hàng, cơ sở đại lý bán hộ và các chứng từ thanh toán khác,, kế toán phản ánh nghiệp vụ nhập kho:

    • Nợ 155 – thành phẩm

    • Nợ 156 – hàng hoá

    • Có 157 – hàng gửi bán

  •  

  • Đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán ghi: - Nợ 632 – giá vốn hàng bán, Có 157 – hàng gửi đi bán

 

Trên đây là các phương pháp xác định giá vốn hàng bán và cách tính giá vốn hàng bán để quản lý tài chính cho các doanh nghiệp. Hy vọng những nội dung trên sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công!

 

>>> Xem thêm: Cách gửi hàng qua bưu điện từ A đến Z nhanh chóng, tiết kiệm thời gian

 

Vchat là gì ? Nếu bạn có website, bạn hãy tích hợp vChat vào website của mình để có thể hỗ trợ khách hàng trực tuyến đang truy cập vào website của bạn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.Tiện ích của vChat giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng ngay lập tức... Chi tiết