Đăng ngày: 03/07/2017 - 09:21:32 AM
Là một ngành làm việc với con người, Marketing luôn đòi hỏi những người trong nghề phải có độ “cảm” nhất định. Và cũng chính vì thế trang bị cho mình những kiến thức về tâm lí, hành vi con người là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu 5 nguyên tắc “vàng” về
1. "Có đi có lại”
Nếu ai đó làm điều gì cho bạn, điều đó thúc đẩy bạn muốn làm một điều gì đó cho họ và ngược lại (Theo cuốn “Influence: The Psychology of Persuation”).
Đặt trường hợp khách hàng, khi nhận được nhiều thứ từ nơi cung cấp sản phẩm, họ sẵn lòng cho những đợt giao dịch tiếp theo khi có nhu cầu, cho dù đối thủ cạnh tranh của bạn có sản phẩm tốt hơn thì đối với họ, cảm xúc được trân trọng xoá nhoà mọi xê xích về chất lượng.
Hãy tặng thứ mà khách hàng cần – miễn phí để từ đó xây dựng cộng đồng hoặc tạo tính trung thành của người dùng.
Làm độc giả hứng khởi với những món quà nhỏ, nghĩa là bạn đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng một mối quan hệ khách hàng lâu dài.
Ví dụ: Các dịch vụ chăm sóc khách hàng của tất cả hệ thông siêu thị trên toàn quốc như Emart, Coopmart, Big C,... thường có thẻ tích lũy điếm sau mỗi lần mua hàng. Khi chúng ta cảm thấy có lợi ích từ việc đến siêu thị hơn là đi chợ, chúng ta có xu hướng đến siêu thị đó nhiều hơn.
2. Sự cam kết
Theo Cialdini - tác giả cuốn “Influence: The Psychology of Persuation”, "sự cam kết” là tâm lý của con người thường không muốn thất hứa. Khi đã hứa điều gì, họ có xu hướng mong muốn thực hiện lời hứa đó. Tương tự với tâm lý khách hàng , một khi giữa thương hiệu hoặc sản phẩm với họ có một giao ước thì mức độ sử dụng sản phẩm sẽ được tăng lên.
Sự cam kết với thời gian được thực hiện tỷ lệ thuận với độ trung thành khách hàng.
Ví dụ : California fitness and yoga thực hiện rất tốt nguyên tắc tâm lý này-bạn sẽ phải đóng ít nhất gói tập 1 năm để nhận những ưu đãi, với số tiền lớn đã bỏ ra để cam kết, bạn phải duy trì tập, bên cạnh đó Cali luôn đem lại cho bạn những cảm giác tốt nhất bởi dịch vụ và sản phẩm của họ để duy trì lượng khác hàng hiện có.
3. Hiệu ứng Social Proof
Suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác.
Tương tự như việc một trào lưu đang nổi, bạn sẽ có hứng thú, và dồn sự quan tâm về nó nhiều hơn những sự kiện khác. Nó có thể là vấn đề bạn quan tâm hoặc không, nhưng vẫn là một sự kiện mà bạn nhận biết và để không lạc lõng trong các câu chuyện, bạn sẽ có xu hướng bàn luận và chia sẻ vềnó. Lúc này nút Like/ Share trên facebookđã phát huy tối đa hiệu quả, khiến tốc độ lan truyền thông tin thông qua mạng xã hội nhanh đến chóng mặt.
Ví dụ: Điện máy xanh sử dụng các page lớn để gây hiệu ứng đám dông, cố tình tạo ra nhũng bàn luận trái chiều phản ứng trái chiều để làm tăng nhận biết cho quảng cáo. Những người chưa từng xem quảng cáo cũng có xu hướng “Hùa” theo bình luận, chế ảnh. Điều đó không những không làm ảnh hưởng đến thương hiệu mà còn góp phần đưa số lượt tiếp cận khách hàng tăng cao.
4. Sự khan hiếm
Mỗi ngày bước ra đường là bạn nhìn thấy hàng ngàn quãng cáo, không khó để nhận ra những sản phẩm ghi chữ “ Chỉ còn 3 suất ở giá này - Số lượng có hạn ” Bạn đã nhận ra sự khan hiếm ở đây chưa? Nguyên lý này bắt nguồn từ quy luật cung và cầu: sản phẩm càng hiếm, giá trị càng tăng. Bạn sẽ luôn có tâm trạng muốn sở hữu ngay sản phẩm giá hời đó, điều đó vô tình giúp cho nhà sản xuất tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm,..