7 Chỉ Số KPI Quan Trọng Trong Sale không thể không biết

Đăng ngày: 22/11/2019 - 15:56:50 PM

KPI là một chỉ số quan trọng trong kinh doanh. Tìm hiểu những chỉ số KPI cơ bản trong sale trong bài viết dưới đây.

Trong quá trình làm việc, người quản lý cần nắm bắt được tình hình bán hàng hiện tại của công ty để đưa ra những chiến lược cụ thể cho đội ngũ kinh doanh sale. KPI là một trong những cách tốt nhất giúp họ giải quyết vấn đề này, giúp đánh giá mức độ hiệu quả, khả năng làm việc của từng nhân viên. Vậy KPI là gì trong Sale và cách tính lương, thưởng lương KPI như thế nào. Hãy cùng vChat tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

 

KPI là gì trong Sale?

 

Sale là vị trí bán hàng trong doanh nghiệp. Nhân viên Sale là những người có nhiệm vụ tiếp thị, tư vấn để khách hàng lựa chọn được các sản phẩm phù hợp cũng như tiếp nhận những ý kiến, giải đáp những thắc mắc và thuyết phục khách hàng mua các sản phẩm dịch vụ của công ty để tăng doanh thu cho công ty. Trong sale, KPI - Key performance indicator là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhân viên, bộ phận hay sự vận hành của cả công ty. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có những chỉ số KPI khác nhau. KPI đóng vai trò quan trọng trong sale, nó giúp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên cũng như đo lường khả năng của cả bộ phận.

 

 

Những chỉ số KPI cơ bản trong Sale

 

Nếu không có những con số thực, người quản lý sẽ rất khó nắm bắt được trình trạng bán hàng, hiệu quả làm việc của nhân viên và đưa ra các chiến lược tốt. Cách tốt nhất để đánh giá mức độ làm việc hiệu quả là áp dụng các chỉ số KPIs. Dưới đây là những chỉ số KPI cơ bản trong Sale.

 

1. Số contacts mới

 

Đây là chỉ số KPI quan trọng mà người quản lý cần thường xuyên nắm theo dõi. Số mẫu về trong đợt vừa qua, đội ngũ sale đã liên hệ hết chưa, tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu, con số tăng hay giảm so với đợt trước? Bên cạnh đó, việc nắm bắt chỉ số này cũng giúp quản lý phân bổ cho nhân viên của mình một số lượng mẫu hợp lý, nếu mẫu quá ít thì cần phải liên hệ với đội ngũ marketing để có giải pháp kịp thời.

 

2. Tỷ lệ chi phí bỏ ra để có được khách hàng mới

 

Bạn có thể thông qua tỷ lệ chi phí bỏ ra để có được khách hàng để điều chỉnh cách tiếp cận khi liên hệ với khách hàng. Đánh giá quy trình sale của bạn đã tốt chưa, hình thức liên hệ hiện tại có tốt không để kịp thời điều chỉnh. Ngoài ra nếu so sánh tỷ lệ chuyển đổi giữa các nhân viên với nhau, ta có thể biết được nhân viên nào làm việc tích cực hơn.

 

3. Doanh số bán hàng theo địa điểm

 

Việc so sánh doanh số bán của các cửa hàng offline và giao dịch online, người quản lý sẽ dễ dàng nhận ra được nguồn cầu ở đâu lớn nhất, thấp nhất rồi tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt này.

Nếu doanh số bán hàng ở khu vực A thấp do lượng cầu quá ít, bạn có thể tính đến phương án chuyển địa điểm cửa hàng đi nơi khác. Trường hợp nếu có 2 địa điểm có doanh số bán hàng tương đương nhau, hãy thử áp dụng chương trình khuyến mại để biết vị trí nào đem lại nguồn doanh thu tốt.

 

4. Giá của đối thủ

 

Bằng việc liên tục so sánh giá của mình và đối thủ, chúng ta có thể biết được đâu là thời điểm tuyệt vời để thu hút khách hàng, đưa ra các chương trình khuyến mãi.

 

5. Mức độ tương tác của khách hàng hiện tại

 

 

Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng là điều cực kỳ quan trọng để phát triển doanh nghiệp dài hạn. Việc thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng và chăm sóc trong quá trình sử dụng dịch vụ, bạn sẽ nhận được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng. Người quản lý cần yêu cầu nhân viên của mình lên lịch trình liên hệ lại với các khách hàng cũ để đảm bảo khách hàng sẽ không quên thương hiệu của bạn và chuyển sang sử dụng sản phẩm khác.

 

6. Sự hài lòng của nhân viên

 

Trong quá trình làm việc, người quản lý cần phải tạo động lực và niềm vui trong công việc cho đội ngũ nhân viên.

Hãy tự hỏi, liệu nhân viên có hài lòng với công việc, quy trình bán hàng đang áp dụng. Thu thập phản hồi của các nhân viên là điều rất cần thiết. Vì vậy, hãy yêu cầu nhân viên của bạn đánh giá mức độ hài lòng với công việc theo một thang điểm nhất định và trả lời các câu hỏi để hiểu rõ hơn điều gì làm khiến họ cảm thấy hạnh phúc và không hạnh phúc.

 

7. Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng

 

Chỉ số KPI quan trọng cuối cùng chính là đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của bạn.

Bạn có thể tạo ra những phiếu khảo sát nhỏ và đề nghị khách hàng điền vào để đánh giá mức độ hài lòng của họ theo thang điểm từ 0-10. Các mức điểm có thể được chia như sau:

 

+ (9-10): Khách hàng thực sự rất thích bạn, đối tượng này sẽ mở ra những khách hàng tiềm năng mới cho bạn bằng việc giới thiệu cho bạn bè, gia đình và động nghiệp của họ

+ (7-8): Họ tương đối thỏa mãn về sản phẩm và dịch vụ của bạn

+ (0-6): Có vẻ như họ giữ một thái độ trung lập, không thích không ghét, hoặc đã có những trải nghiệm không tốt với sản phẩm và dịch vụ của bạn.

 

Đánh giá tỷ lệ giữa những người thích, người thỏa mãn, và người không thích sản phẩm của bạn. Liệu có cách nào để giảm số người đnahs giá từ 0-6 điểm và tăng những người từ 7-10 điểm lên không?

 

Trên đây là những chỉ số KPIs cơ bản trong sale. Khi bạn đã nắm được các chỉ số KPI quan trọng trên, hãy phân tích những thông tin này thật kỹ càng để nắm rõ tình trạng hoạt động hiện tại, sau đó đưa ra các bước cải tiến mới để có thể phát triển. Chúc bạn thành công!

 

>>> Xem thêm: KPI là gì? Cách tính lương theo KPI như thế nào?

Vchat là gì ? Nếu bạn có website, bạn hãy tích hợp vChat vào website của mình để có thể hỗ trợ khách hàng trực tuyến đang truy cập vào website của bạn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.Tiện ích của vChat giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng ngay lập tức... Chi tiết