Đăng ngày: 01/03/2019 - 17:41:57 PM
Cửa hàng tạp hóa dành cho các hộ gia đình đang là xu hướng phát triển ở các khu phố nhỏ trong thành phố và vùng nông thôn. Bài viết hi vọng sẽ giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng mở một cửa hàng cho riêng mình trong quá trình tìm hiểu và lên ý tưởng
Mở cửa hàng tạp hóa giúp bạn kinh doanh và kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Trong bài viết này, vChat xin giới thiệu với các bạn cách mở một cửa hàng tạp hóa bao gồm địa điểm hợp lý để mở, diện tích phù hợp, thời gian duy trì, chi phí mở cửa hàng, mặt hàng thuận lợi, trang thiết bị bao gồm, diện tích mặt bằng.
Nếu ở quy mô nhỏ, bạn có thể chuẩn bị số vốn ở mức 80 triệu -120 triệu đồng. Nếu ở quy mô lớn, ví dụ 60m2, bạn sẽ cần nhiều tiền hơn, khoảng 200 triệu – 500 triệu đồng.
Các chi phí tối thiểu mà bạn cần bỏ ra bao gồm: chi phí nhập hàng, mua thiết bị ( như đèn, camera), bảng quảng cáo, giá kệ, phí vận chuyển, chi phí thuê mặt bằng hàng tháng. Trên đây là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa liên quan đến nguồn tiền bạn cần chuẩn bị. Bạn càng chuẩn bị nhiều tiền thì càng có vốn để nhập nhiều hàng, giúp cho cửa hàng có nhiều hàng hóa tiêu dùng phục vụ khách hàng.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cho thấy địa điểm lý tưởng để bạn mở một cửa hàng tạp hóa nên là những nơi như khu vực bệnh viện, khu vực gần thang máy chung cư, tòa nhà tập thể, làng sinh viên, khu công nghiệp, bến xe, mặt đường, cách xa chợ.
Diện tích nên đủ lớn, thông thoáng.
Các mặt hàng bạn có thể kinh doanh như đồ ăn nhanh, đồ uống, hóa mỹ phẩm với các nhãn hiệu khác nhau. Có một ưu điểm là hàng tồn, hàng quá hạn sử dụng bạn có thể trả lại cho nhà cung cấp. Đồng thời, theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, các chủ cửa hàng cho biết nếu sản phẩm bán nhiều thì bạn có nhận ưu tiên, tặng quà từ nhà cung cấp.
Để mở một cửa hàng tạp hóa, những đồ dùng bạn cần mua là camera để tránh mất hàng, máy hút ẩm để bảo quản tốt hàng hóa, thiết bị đèn chiếu sáng, giá treo, kệ đỡ, thiết bị in mã vạch. Ngoài ra, bạn có thể mua thêm các sản phẩm phần mềm như phần mềm bán hàng. Ví dụ như Sapo, Ki-ốt Việt.
Trên đây là những thông tin cơ bản bạn cần chuẩn bị để cho ra đời một cửa hàng tạp hóa nhỏ do mình sở hữu. Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem qua một số câu hỏi cơ bản để quá trình mở cửa hàng tạp hóa được thuận lợi hơn:
Một số câu hỏi khi mở cửa hàng tạp hóa:
Như mình đã viết ở trên, bạn cần tối thiểu 80 triệu cho một cửa hàng tạp hóa để mua thiết bị, thuê cửa hàng và nhập hàng. Đó là cửa hàng bé. Còn cửa hàng lớn hơn, số tiền có thể tăng lên đến 200 triệu.
Cả 2 thị trường đều tiềm năng. Nếu mở ở thành thị, bạn sẽ có nhiều khách hàng là người thành phố hay người dân nông thôn chuyển lên. Tuy nhiên bạn vấp phải sự cạnh tranh khá cao. Còn nếu mở cửa hàng ở nông thôn, sự cạnh tranh sẽ được giảm đi, tuy nhiên tâm lý mua hàng ở cửa hàng tạp hóa vẫn chưa phổ biến.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của kiotviet và sapo.
Siêu thị là sản phẩm của các công ty và tập đoàn lớn. Khi bạn chưa có đủ vốn và kinh nghiệm quản lý chắc chắn, bạn chỉ nên dừng lại ở việc mở một cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ phải cạnh tranh với hàng loạt các siêu thị. Nên cửa hàng tạp hóa của bạn được mở sẽ phục vụ đa số người dân ở khu vực mà bạn mở cửa hàng, do tâm lý người Việt không thích đi xa để mua hàng.
Bạn có thể đề nghị các nhà cung cấp tặng các quà tặng kèm thêm sản phẩm và chuyển sản phẩm này đến tay người tiêu dùng để thu hút người dân đến cửa hàng mình. Hoặc ngay tại trước mặt tiền của cửa hàng, bạn đồng ý cho các nhà phân phối đứng và quảng bá sản phẩm để marketing sản phẩm của họ.
Trưng bày hàng hóa là một khâu khó trong việc sắp xếp và quản lý cửa hàng tạp hóa. Những sản phẩm như sữa hay sữa chua - những sản phẩm tiêu thụ thường xuyên nên được trưng bày ra ngoài gần quầy để khách hàng có thể tiện lợi lấy hàng và trả giá. Những sản phẩm nhạy cảm dành cho phụ nữ thì có thể xếp bên trong quầy. Trong quá trình trưng bày sản phẩm, cửa hàng cũng có thể đưa ra các biện pháp để chống chuột, gián - gây hư hại sản phẩm.
Hàng hết hạn sử dụng bạn có thể đem đổi trả lại nhà sản xuất. Tránh trưng bày bán hàng hết hạn sử dụng vì khách hàng có thể mua và sử dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm uy tín của cửa hàng.
Nhân công phụ giúp cho cửa hàng tạp hóa là vấn đề lớn vì cửa hàng rộng và nhiều hàng. Cùng lúc đó, những dịp hàng hóa được tiêu thụ lớn như Tết, lễ hội, khách hàng đến mua nhiều, việc quản lý là rất khó. Vinamilk có một cách để tăng sức bán của sản phẩm bằng cách đứng chốt ở cửa hàng và hỗ trợ việc bán hàng cho cửa hàng đồng thời tư vấn sản phẩm.
Bài viết là sự tổng hợp kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở mức cơ bản. Nếu bạn có nhu cầu để kinh doanh trong lĩnh vực này, bạn có thể đi làm thuê ở một cửa hàng tạp hóa để học tập kinh nghiệm và quan sát cách làm việc của chủ cửa hàng. Chúc các bạn thành công.
>>> Xem thêm: Mở một quán ăn vặt - vốn bao nhiêu là đủ?