Đăng ngày: 07/12/2018 - 09:32:54 AM
Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những sai lầm phổ biến nhất khi chạy quảng cáo Google Adwords, giúp bạn tránh được những lỗi không đáng có để tạo ra một chiến dịch quảng cáo Google thành công hơn cho mình
Việc lựa chọn từ khóa là một trong những yếu tố quyết định cho một chiến dịch quảng cáo.
Google có thể show ra cho bạn một danh sách từ khóa cho website của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận, vì thường Google sẽ đưa ra những từ khóa rất rộng, mang nghĩa chung chung. Điều này không những không đem lại cho bạn lượng khách hàng tiềm năng mà còn khiến chi phí của bạn bị đẩy lên cao mà không đem lại hiệu quả.
Thay vì lựa chọn từ khóa :" phần mềm quản lí ", bạn nên chọn "phần mềm quản lí bán hàng” Điều bạn cần làm đó là tự xây dựng nhóm từ khóa cho chiến dịch, có thể dùng Keyword Planner hoặc Keyword Tool để hỗ trợ. Sau đó phân tích và nhóm lại những từ khóa cần thiết, liên quan đến sản phẩm bạn cần quảng cáo.
Việc lựa chọn càng nhiều từ khóa, bạn càng mất thêm tiền, và hiệu quả không được như mong đợi.
Để chiến dịch quảng cáo Google Adwords đạt hiệu quả tốt nhất, sẽ cần đảm bảo 3 yếu tố sau:
- Chi phí quảng cáo
- Chất lượng nội dung đoạn quảng cáo
- Chất lượng nội dung trang đích
Do vậy, khi chi phí quảng cáo không được nhiều, nhưng bù lại bạn có một trang web và trang đích tốt chúng sẽ giúp bù lại cho doanh nghiệp những mục đầu tư chưa thỏa đáng. Ngoài ra, khi có một trang web có nội dung tốt, khách hàng sẽ tin tưởng hơn và nếu họ tìm thấy một điều gì đó có giá trị cho mình, chắc chắn họ sẽ còn quay lại viếng trăm website của bạn. Ngược lại, nếu chất lượng nội dung không được tốt, bạn chỉ đang hao tổn chi phí để chạy quảng cáo Google Adwords mà không mang lại kết quả đáng có.
Mạng nội dung bị chìm ngập bởi các click ảo và lưu lượng truy cập chất lượng kém. Khi tôi bắt đầu lên chiến dịch chạy quảng cáo google adwords, tôi đã không nhận thấy điều này và đặt lại nội dung trên mạng và mất tiền. Điều này nói lên rằng, một khi bạn tiến hành quảng cáo trên Awords, bạn có thể sử dụng mạng nội dung để đảm bảo là đấu giá rất thấp. Riêng tôi không đấu giá vượt quá 0,06 cent một click. Có người cho rằng họ hưởng lợi nhiều hơn và đạt được các chuyển đổi doanh số tốt hơn từ mạng nội dung hơn là từ mạng tìm kiếm. Bản thân tôi chưa bao giờ trải nghiệm điều đó.
Có rất nhiều khách hàng khi quản lý tài khoản Adwords đã đặt rất nhiều câu hỏi tương tự như sau?
- Tại sao trong 1 ngày tôi lại mất nhiều tiền vậy ?
Hầu như những câu trả lời cho những câu hỏi đó là do những khách hàng này đang để tài khoản adwords chạy tự động thay vì quản lý liên tục và cập nhật thường xuyên vị trí từ khóa. Chỉ cần đối thủ của bạn chơi xấu bằng việc nâng giá lên thì tài khoản adwords của bạn cũng sẽ tự động nâng giá lên và lên cao nữa thì việc bạn mất 1 số tiền lớn là việc rất bình thường. Đó là lý do tại sao mà Công Nghệ Seo luôn đưa ra những lời khuyên cho khách hàng khi chạy adwords là nên quản lý giá click và vị trí từ khóa thật thường xuyên để tránh mất tiền.
Việc bạn bỏ giá thầu quá thấp sẽ chôn vùi bạn ở những vị trí dưới cùng của danh sách xuất hiện trong nhóm quảng cáo. Khi có một vị khách quan tâm đến sản phẩm của bạn, dĩ nhiên họ sẽ tiếp tục tìm kiếm sau khi rời website của bạn và so sánh bạn với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu họ quên mất tên website của bạn (thường là như vậy), họ sẽ rất có thể thực hiện tìm kiếm khác để tìm lại bạn, và nếu bạn không xuất hiện ở trang kết quả tìm kiếm đầu tiên họ sẽ không tiếp tục vào những trang tiếp theo để tìm bạn, ngay cả thậm chí họ thấy bạn ở trang thứ 3 đi chăng nữa, họ sẽ không muốn tìm bạn nữa. Vậy điều đáng tiếc nhất sẽ xảy ra đó là bạn vừa mất tiền mà bạn lại còn bị mất đi 1 khách hàng tiềm năng sắp trở thành vị khách mua hàng bên bạn. Vì vậy mong bạn sẽ chú ý tới những vấn đề nhỏ nhặt này khi chạy quảng cáo Google Adwords để không làm mất đi những vị khách đầy tiềm năng của mình.
Trên đây là 5 lỗi cần tránh khi tự chạy quảng cáo Google Adwords. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo.
Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm Làm sao để nhận được thông báo khi có khách hàng truy cập website