Tại sao các nền tảng chat trực tuyến trên website nên cài đặt phần mềm chatbot?

Đăng ngày: 04/11/2019 - 15:16:20 PM

Hiện nay có rất nhiều nền tảng chat như Facebook,, Skype, vChat...đều đang hỗ trợ phần mềm chatbot, để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp. Họ sử dụng chatbot như một kênh thay thế cho dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống.

Hiện nay có rất nhiều nền tảng chat như Facebook, Slack, Skype, vChat...đều đang hỗ trợ phần mềm chatbot, để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp. Họ sử dụng chatbot như một kênh thay thế cho dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống. 

 

Chatbot hiện nay đã trở thành một công cụ hết sức phổ biến và đắc lực đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, những trợ lý ảo như Amazon Alexa hay Siri là ví dụ điển hình cho chúng ta thấy rất rõ rằng sự phát triển tuyệt vời của botchat.

 

Một số tập đoàn đang cố gắng tham gia vào cuộc đua phát triển phần mềm chatbot, tuy nhiên nếu muốn chúng có thể mang lại giá trị thực sự thì vẫn còn nhiều điều cần phải làm. Trong bối cảnh như hiện nay, khi các ứng dụng chat đang ngày một trở nên phát triển hơn, thì cùng với đó phần mềm chatbot cũng cần phát triển để đáp ứng được nhu cầu nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

 

Facebook

 

 

 

 

 

Năm 2016, Mark Zuckerberg đã công bố chính thức về nền tảng Facebook Messenger, đây là một dịch vụ cho phép khách hàng doanh nghiệp có thể nhúng các con bot tùy biến vào trong Messenger. Người sử dụng có thể dùng các đoạn mã lệnh Messenger để hướng khách hàng đến với trang fanpage của doanh nghiệp, hay chuyển đoạn chat đến với cá nhân có thẩm quyền.

 

Con bot thử nghiệm của Facebook trên Messenger có tên là M, là một sản phẩm do Facebook tạo ra con bot  không chỉ phát hiện những thông tin đơn giản và trả lời theo cú pháp sẵn có trong hệ cơ sở dữ liệu, mà nó còn có thể hiểu được những yêu cầu phức tạp hơn.

 

Đối với Siri, bạn có thể viết hoặc nói yêu cầu của mình với con bot. Tuy nhiên nếu yêu cầu của bạn nằm ngoài khả năng, con bot sẽ trả lời  "tôi không hiểu". Còn con bot của facebook messenger sẽ tự động chuyển yêu cầu đến với người đại diện của Facebook để người này có thể giải quyết.

 

Slackbot

 

Từ năm 2016, IBM đã đồng hành cùng nền tảng chat trong nội bộ doanh nghiệp có tên Slack, tạo ra trợ lý ảo Slackbot dùng trong doanh nghiệp. Dự án của IBM kết hợp trong ứng dụng Slack đã tạo ra một con bot có khả năng hiểu rõ được cấu trúc bên trong của doanh nghiệp và chức= năng phòng ban, thành viên.

 

Nhiệm vụ của con Bot này là giải đáp thắc mắc của những nhân viên bên trong doanh nghiệp. Nhân viên của những doanh nghiệp này đã bỏ ra tới hơn 20% thời gian làm việc chỉ để tìm kiếm những người đang nắm giữ thông tin cần thiết, chính vì thế chatbot ra đời để giải quyết vấn đề này.

 

Thêm vào đó, ứng dụng Slack còn cho phép người sử dụng tự tạo ra chatbot của riêng mình và có thể đưa lên bán tại cửa hàng ứng dụng.

 

Skype bot

 

Microsoft đang biến nền tảng chat nổi tiếng Skype của mình thành "thiên đường chatbot" với Skype bot SDK. Skype bot là một sản phẩm của Microsoft, được công bố mã nguồn vào năm 2016, ngày nay nhiều nhà phát triển có thể dựa vào Skype để tạo ra chatbot của riêng mình.

 

Nền tảng Skype bot cho phép các nhà phát triển tạo ra bot có khả năng chat văn bản, giọng nói, video chat với các nhân vật hoạt hình tự tạo. 

 

vChat

 

 

Để tối ưu việc chăm sóc Khách hàng trên Website, phần mềm chat trực tuyến vChat đã tiến hành nghiên cứu và tiến hành bổ sung tính năng Chat Bot, nhằm hỗ trợ khách hàng ngày một tốt hơn, nhanh chóng hơn.

 

Ngày 20/11/2017, vChat ra mắt vBot – Bot Chat tự động có thể hỗ trợ khách hàng mọi lúc - mọi nơi, giải đáp những câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng nhất, để khách hàng của bạn không phải đợi lâu.

 

 

 

 

 

Thị trường chatbot ngày một mở rộng

 

 

 

Việc tạo thành công phần mềm chatbot sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình, cũng như giữ được tỉ lệ duy trì và tương tác cao, giữ chân những khách hàng trẻ tuổi.

 

Ở thời điểm hiện tại, trí tuệ nhân tạo đã phát triển đến ngưỡng có thể hỗ trợ chatbot tham gia vào những cuộc đối thoại một cách tương đối tự nhiên với con người, trong khi chi phí để duy trì cũng  không quá cao. Trong tương lai chắc chắn chatbot sử dụng trong doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa, để trở thành một tiêu chuẩn mới trong ngành dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

 

>>> Xem thêm: Cách Chatbot “cứu” chiến lược marketing của bạn

Vchat là gì ? Nếu bạn có website, bạn hãy tích hợp vChat vào website của mình để có thể hỗ trợ khách hàng trực tuyến đang truy cập vào website của bạn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.Tiện ích của vChat giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng ngay lập tức... Chi tiết